Chính trị Lesotho

Bài chi tiết: Chính trị Lesotho

Lesotho theo chế độ quân chủ nghị viện. Đứng đầu nhà nước là Quốc vương. Đứng đầu chính phủThủ tướng. Lesotho theo chế độ quân chủ cha truyền con nối, nhưng theo điều khoản của hiến pháp có hiệu lực sau cuộc bầu cử tháng 3 năm 1993, Quốc vương chỉ tượng trưng cho sự thống nhất quốc gia và bị cấm tham gia tích cực vào các hoạt động chính trị.

Cơ quan lập pháp là Quốc hội lưỡng viện: Thượng nghị viện gồm 33 thành viên, trong đó 22 thành viên dành cho những người đứng đầu, 11 thành viên khác do đảng cầm quyền bổ nhiệm. Hạ nghị viện gồm 80 thành viên (từ sau năm 1998), được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 5 năm.

Cơ quan tư pháp là Tòa án cấp cao, chánh án do Quốc vương bổ nhiệm; Tòa Thượng thẩm; Tòa của các quan tòa; Tòa án phong tục (hay Tòa án cổ truyền).

Các đảng phái chính có: Đại hội vì quyền dân chủ của Lesotho (LCD); Đảng Quốc gia Basotho (BNP); Đảng Đại hội Basotho(BCP); Đảng Dân chủ thống nhất (UDP).

Hiến pháp cũng bảo vệ nhân quyền căn bản, trong đó có tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do báo chí, tự do hội họp hòa bình và tự do tôn giáo. Lesotho được xếp hạng thứ 12 trong số 48 nước châu Phi cận Sahara có chỉ số nhân quyền cao trong năm 2008.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lesotho http://www.bc.edu/research/cihe.html http://www.cia.gov/library/publications/the-world-... http://www.state.gov/j/drl/rls/irf/2001/5617.htm http://www.state.gov/j/drl/rls/irf/2007/90104.htm http://www.lesmet.org.ls/climate_of_lesotho.htm http://www.lhwp.org.ls/overview/default.htm http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2017/01/we... http://hdr.undp.org/sites/default/files/2016_human... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v...